Phân loại Luật so sánh

Các nhà luật học so sánh thường dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại các họ pháp luật trên thế giới và từ đó nghiên cứu chúng hay trình bày chúng theo các tiêu chí đó. Do vậy trước khi đi vào phần trình bày các họ (truyền thống) pháp luật lớn trên thế giới, họ thường phân tích các tiêu chí của mình.

Quan điểm xã hội chủ nghĩa

Các luật gia xã hội chủ nghĩa thường căn cứ vào chế độ chính trị, phân loại các hệ thống pháp luật thành Hệ thống Pháp luật xã hội chủ nghĩa và một hệ thống đối lập với nó là Hệ thống Pháp luật Tư sản. Trong lĩnh vực luật so sánh, Eoersi dựa vào học thuyết Marx về quan hệ sản xuấtsở hữu tư liệu sản xuất, cũng như việc sắp xếp quyền lực trong xã hội, phân loại các hệ thống pháp luật thành:

  • Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa (Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa)
  • Kiểu pháp luật tư bản chủ nghĩa. (Hệ thống pháp luật tư sản)

Trong đó ông phân kiểu pháp luật tư bản chủ nghĩa thành 04 tiểu nhóm gồm:

Quan điểm của Lévy-Ullmann

Căn cứ vào vai trò của các nguồn của pháp luật, xem xét đến sự khác nhau về nguồn của pháp luật, Lévy và Ullmann phân biệt ba họ pháp luật khác nhau:

Quan điểm của David René

Theo quan điểm của René DavidJohn E.C. Brierley căn cứ vào tiêu chí kỹ thuật (như thuật ngữ, nguồn và phương pháp của pháp luật) và tiêu chí chính trị, xã hội (bổ sung cho tiêu chí thứ nhất, là điều kiện đủ với sự xem xét tới các nguyên tắc triết học, chính trị, kinh tế và mục tiêu xây dựng kiểu loại xã hội), sắp xếp các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các truyền thống pháp luật/hệ thống pháp luật/họ luật như sau:

Konrad Zweigert và Hein Koetz

Theo quan điểm của Konrad ZweigertHein Koetz cho rằng phải dựa vào phong cách pháp lý để phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới, ông đã phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các họ như:

Quan điểm khác

Một số quan điểm khác dựa vào những yếu tố căn bản ảnh hưởng tới pháp luật như: tôn giáo, luân lý và công lý, có quan niệm phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới thành ba loại:

  • Hệ thống Pháp luật Hồi giáo và Ấn Độ (bị ảnh hưởng của tôn giáo)
  • Hệ thống Pháp luật Trung Hoa (bị ảnh hưởng của luân lý)
  • và Hệ thống Pháp luật Pháp-La tinh, Hệ thống Pháp luật Anh–Mỹ, cũng như Hệ thống Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (bị ảnh hưởng của công lý).